Trong thời đại số hóa ngày nay, Google Maps không chỉ đơn thuần là một công cụ định vị, mà còn là cánh cửa dẫn dừ đến các doanh nghiệp. Việc xác minh doanh nghiệp trên Google Maps không chỉ giúp khách hàng tìm thấy bạn một cách nhanh chóng, mà còn gia tăng uy tín và cơ hội kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng và các bước cần thiết để xác minh doanh nghiệp của bạn trên Google Maps.
Dịch vụ xác minh Google Maps: Lợi ích, báo giá và quy trình thực hiện 2024
Xác minh Google Maps là nhu cầu cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp để tăng độ uy tín và khẳng định quyền sở hữu. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn còn lăn tăn khi thực hiện thao tác này. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ được tìm hiểu về dịch vụ xác minh map cũng như những thông tin liên quan để tiếp cận khách hàng tiềm năng!
1. Dịch vụ Google Maps là gì?
Dịch vụ Google Maps là dịch vụ giúp thông tin đơn vị, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được hiển thị trên Google Maps. Đây là nhu cầu thiết yếu của hầu hết doanh nghiệp để định vị và dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn. Song, điều này sẽ phụ thuộc vào từ khóa và khu vực có liên quan đến địa điểm mà khách hàng tìm kiếm.
Hiện nay, có những loại dịch vụ Google Maps thịnh hành sau:
- Xác minh map chính chủ.
- SEO Map (Tối ưu nội dung map).
- Review Map (Tăng độ uy tín cho map).
2. Lợi ích của dịch vụ Google Maps
Bằng cách sử dụng dịch vụ xác minh Google Maps, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Tăng độ nhận diện của thương hiệu trở nên mạnh mẽ.
- Tăng sự trải nghiệm của khách hàng khi tìm kiếm và đến địa điểm kinh doanh.
- Cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua những review của khách hàng.
- Tăng lượng truy cập đến mạng xã hội, website thông qua Google search.
- Bổ trợ mạnh mẽ cho công cụ Google Ads.
3. Dịch vụ xác minh Google Maps chính chủ
Dịch vụ xác minh Google Maps chính chủ góp phần giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy. Những hạng mục chính bao gồm:
- Xác minh thủ công chính xác, bền vững: Đơn vị sử dụng những phương pháp xác minh hoàn toàn thủ công để tăng độ chân chính, bền vững cho map của doanh nghiệp.
- Xử lý tranh chấp map: Toàn bộ những vấn đề có liên quan đến việc tranh chấp map sẽ được giải quyết triệt để, an toàn.
- Hỗ trợ tìm lại map đã mất: Trường hợp doanh nghiệp mất quyền truy cập map, đơn vị với đội ngũ chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng lấy lại.
4. Dịch vụ đánh giá 5 sao Google Maps
Dịch vụ đánh giá 5 sao Google Maps giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín bởi những review thực tế chất lượng. Sau đây là những hạng mục chính:
- Tăng uy tín thương hiệu: Những review tích cực chiếm một lượng lớn trên Google Maps sẽ giúp khách hàng tin tưởng và ghi nhớ thương hiệu lâu hơn.
- Hạn chế những review xấu: Những tác động tiêu cực đến từ review xấu sẽ được giảm thiểu để khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, tích cực hơn.
- Đảm bảo tính trung thực của review: Những review được thêm vào sẽ phản ánh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách trung thực.
5. Đối tượng nên sở hữu vị trí trên Google Map?
Thông thường, những đối tượng hoạt động trong những lĩnh vực sau đây sẽ cần dùng đến dịch vụ tạo và xác minh map:
- Bất động sản, Ô tô: Tiếp thị trên Google Maps giúp giảm chi phí cho quảng cáo trực tuyến nhưng vẫn tiếp cận khách hàng tự nhiên.
- Khách sạn, Nhà hàng, Quán ăn: Tìm kiếm địa điểm hẹn hò, ăn uống, nghỉ ngơi luôn là nhu cầu thiết yếu của nhiều khách hàng. Vì thế khi tạo Google Maps, khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với cơ sở của bạn. Có thể thêm vào đó là menu, bình luận và một vài hình ảnh để tăng độ thuyết phục.
- Bán lẻ, Cửa hàng: Xác minh map giúp khách hàng dễ tìm kiếm dịch vụ xung quanh mà không tốn phí quảng cáo.
- Văn phòng, trụ sở công ty: Gia tăng độ nhận diện thương hiệu cho văn phòng, công ty, đồng thời giúp họ di chuyển đến địa điểm nhanh chóng hơn.
- Dịch vụ địa phương: Một số dịch vụ cơ bản ở địa phương như spa, sửa xe, bán điện thoại, cũng cần tạo Google Maps để tăng khách hàng.
- Điểm vui chơi giải trí: Giúp khách hàng dễ tìm kiếm địa điểm vui chơi gần nhất và đến trải nghiệm. Những đánh giá tích cực cũng sẽ góp phần tăng độ tin cậy của địa điểm.
6. Bảng giá chi phí dịch vụ xác minh tạo Google Maps
Hiện nay, chi phí dịch vụ tạo và xác minh maps còn phụ thuộc yêu cầu khách hàng, số lượng vị trí và quy mô dự án. Dưới đây là bảng báo giá để doanh nghiệp tham khảo:
Dịch vụ | Chi phí |
Xác minh Map | 500.000 VNĐ/địa điểm |
Tạo Google Maps | 1.000.000 VNĐ/địa điểm |
Tạo chuỗi Maps | Liên hệ |
Trên đây là bảng giá mang tính chất để tham khảo. Nếu muốn được báo giá chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ với đơn vị thi công dịch vụ entity này của chúng tôi.
7. Quy trình thực hiện dịch vụ tạo Google Maps
Mọi dịch vụ tại đơn vị đều tuân theo một lộ trình rõ ràng, chuyên nghiệp. Trong đó, dịch vụ tạo Google Maps tại đơn vị được thực hiện theo quy trình cụ thể dưới đây:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và thông tin từ khách hàng.
- Bước 2: Khảo sát từ khóa cũng như vị trí doanh nghiệp trên Google Maps.
- Bước 3: Tư vấn cho khách hàng những lợi ích sẽ nhận được khi tạo và xác minh Google Maps. Từ đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn thao tác đặt tên và thiết lập thương hiệu trên map.
- Bước 4: Trao đổi với khách để thu thập thông tin doanh nghiệp, bao gồm tên, email, địa chỉ, số điện thoại, website,…
- Bước 5: Tiến hành khởi tạo và xác minh map.
- Bước 6: Điền vào những thông tin chuẩn SEO và sẵn sàng điều chỉnh theo mong muốn khách hàng.
- Bước 7: Bàn giao tài khoản quản trị Google Maps lại cho khách hàng.
- Bước 8: Khi công đoạn bàn giao tài khoản hoàn tất, khách hàng sẽ thực hiện việc thanh toán chi phí.
8. Các cách xác minh Google Maps 2024
Hiện nay, doanh nghiệp cũng có thể chủ động xác minh map thông qua những cách thức sắp sửa được giới thiệu dưới đây:
8.1 Xác minh qua thư
Xác minh map qua thư được sử dụng phổ biến nhất với các bước tương đối đơn giản. Sau đây sẽ là 4 bước thực hiện:
- Bước 1: Đăng nhập vào Google doanh nghiệp của tôi.
- Bước 2: Tìm doanh nghiệp cần tiến hành xác minh rồi chọn “Xác minh ngay”.
- Bước 3: Điền chính xác, đầy đủ “Tên liên hệ” và địa chỉ.
- Bước 4: Chọn “Gửi thư”.
Tùy từng khu vực mà khoảng 2 tuần sau khi gửi, một thư có chứa mã PIN sẽ được gửi về để bạn xác minh. Lúc này, bạn cần theo tác như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào Google Doanh nghiệp của tôi.
- Bước 2: Chọn vị trí doanh nghiệp muốn xác minh.
- Bước 3: Click chọn “Nhập mã xác minh” sau đó nhập chính xác, đầy đủ mã xác minh vừa được gửi.
- Bước 4: Kiểm tra và chọn “Xác minh”.
Lưu ý: Trong 2 tuần chờ đợi, bạn không nên thay đổi bất cứ thông tin nào của doanh nghiệp để tránh dẫn đến những khó khăn trong việc xác minh.
8.2 Xác minh qua điện thoại
Việc xác minh qua điện thoại còn tùy thuộc vào doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện hay không. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chọn phương án yêu cầu Google gửi mã PIN về số điện thoại. Khi đã nhận được mã PIN, bạn thực hiện tương tự các bước xác minh qua thư.
8.3 Xác minh qua Email
Tương tự xác minh qua điện thoại, xác minh qua Email cũng chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện của Google. Khi gửi yêu cầu xác nhận được một thời gian, Google sẽ phản hồi bằng một email chứa mã xác nhận kèm hướng dẫn. Bạn chỉ việc truy cập trang GMB và thực hiện theo hướng dẫn để xác minh map.
8.4 Xác minh qua Google Search Console
Google Search Console là phương pháp giúp doanh nghiệp xác minh ngay lập tức. Để thực hiện, bạn cần xác minh website với Google Search Console qua email công ty. Sau đó là dùng chính email này để truy cập GMB và xác minh.
8.5 Xác minh hàng loạt (cho doanh nghiệp có từ 10 địa chỉ trở lên)
Đây là cách xác minh cho doanh nghiệp sở hữu nhiều địa chỉ và mong muốn xác minh cùng một lúc. Để thực hiện được, doanh nghiệp cần có hệ thống cửa hàng với quy mô đủ lớn. Song, phương pháp này thường sẽ tiêu tốn nhiều thời gian vì phải xem xét lâu hơn.
8.6 Xác minh qua chương trình My Business Provider
My Business Provider phù hợp để những tổ chức sở hữu dữ liệu kinh doanh lớn xác minh cho những đối tác của mình. Để thực hiện, bạn cần liên hệ người quản lý tài khoản My Business Provider của Google phía đối tác để đưa ra yêu cầu và xác minh.
8.7 Xác minh doanh nghiệp qua Product Experts Program
Product Experts Program là chương trình dành cho những người dùng yêu thích sản phẩm Google. Bốn cấp độ chuyên gia tại đây bao gồm Bạc, Vàng, Bạch Kim và cuối cùng là Cựu thành viên. Trong đó, chuyên gia từ cấp vàng trở lên được đánh giá là “người xác minh tin cậy” và có quyền thêm doanh nghiệp mới vào Google.
9. Cách kiểm tra Google Maps đã được xác minh
Để kiểm tra Google Maps của doanh nghiệp đã được xác minh hay chưa, bạn có thể tham khảo 2 cách phổ biến dưới đây:
9.1 Kiểm tra bằng công cụ hỗ trợ từ Google
Để kiểm tra tình trạng xác minh, bạn truy cập công cụ của Google rồi đăng nhập tài khoản Google đã thực hiện xác minh trước đó. Tại đây, bạn tìm chọn doanh nghiệp muốn kiểm tra và xem kết quả xác minh được hiển thị.
9.2 Kiểm tra thủ công trên kết quả tìm kiếm
Một phương pháp khác là bạn tìm tên doanh nghiệp trên thanh tìm kiếm Google. Nếu doanh nghiệp hiển thị, bạn kiểm tra thông tin đã đúng là của mình hay không. Nếu không, bạn chọn “Đề xuất chỉnh sửa” hoặc “Quản lý cơ sở kinh doanh này” để xác minh map hoặc đề xuất chỉnh sửa trùng lặp.
10. Các khó khăn trong việc xác minh Google Maps
Trong quá trình xác minh Google Maps, dưới đây là một số khó khăn mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt:
- Không tạo được map do tên quá dài: Tham khảo quy định của Google về việc đặt tên để đáp ứng điều kiện.
- Doanh nghiệp bị bắt buộc xác minh lại: Do chủ doanh nghiệp thay đổi thông tin doanh nghiệp và Google muốn thực hiện lại để kiểm chứng. Tốt nhất, bạn không nên thay đổi thông tin trong quá trình chờ đợi xác minh.
- Xác minh khó khăn do thay đổi số điện thoại: Quá trình xác minh và độ tin cậy của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu chủ doanh nghiệp thay đổi sang một số điện thoại khác.
Bài viết trên đây đã làm rõ những thông tin về dịch vụ xác minh Google mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy đây không phải là một thao tác quá khó khăn nhưng sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian theo dõi và xử lý nếu còn bỡ ngỡ. Do đó, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Dịch Vụ Entity CR và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!